Khác với cà phê chế biến ướt là loại bỏ hết lớp chất nhầy trên bề mặt hạt cà phê thóc, phương pháp cà phê honey mật ong thường để lại một phần hoặc toàn bộ lớp chất nhầy trên bề mặt hạt trong quá trình làm khô. Vì vậy màu sắc của lớp vỏ thóc sau khi khô có màu gần với màu của cà phê chế biến ướt hoặc màu nâu đậm.
Các màu của cà phê này chính là nguồn gốc của tên gọi sản phẩm “cà phê mật ong”, nghĩa là có màu sắc tương tự màu của mật ong. Tên của sản phẩm còn được thay đổi theo mức độ màu sắc của lớp vỏ thóc từ mật ong trắng “white honey” đến mật ong nâu đậm “black honey” với tỷ lệ lớp chất nhầy còn lại trên vỏ thóc ít hay nhiều.
Mục đích của quá trình chế biến tạo ra sản phẩm này chính là tận dụng lớp cơm nhầy có khá nhiều đường (8-12%) trong đó để tạo màu cho lớp vỏ cà phê thóc thành màu tương tự mật ong và hy vọng rằng lớp đường này sẽ có đủ thời gian để ngấm vào nhân cà phê trong quá trình chế biến và làm cho nhân cà phê sau khi rang có hương và vị tốt hơn (Hương và vị của cà phê thường được tạo ra từ phản ứng maillar, phản ứng caramen hóa có sự tham gia của đường)
Vì vậy để sử dụng phương pháp này thì cơ sở chế biến cần phải hội tụ đầy đủ điều kiện để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi có thể có như: đầy đủ sân phơi (và máy sấy), có máy xát vỏ không cần nước, có công thu hoạch nguyên liệu với tỷ lệ quả chín cao, có kho bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn và nên chỉ thực hiện chế biến trong điều kiện thời tiết.y chưa rang